Tin tức sự kiện
Lưu ý khi đi ô tô trong thời tiết mưa !
Lưu ý khi đi ô tô trời mưa bão
Khi đã đi qua chỗ ngập, bạn cần đi tiếp một đoạn, rà phanh để loại bớt nước trên đĩa. Sau đó xuống kiểm tra lại động cơ, gầm xe. Nên hạn chế đạp thốc ga.
Theo khuyến cáo lái xe an toàn của Ủy ban ATGT Quốc gia, trời mưa có thể làm cho cây to bị gẫy cành hoặc quật đổ ra đường, đè lên ô tô, dây điện bị cây đè bẹp dẫn đến chết người, xe ngập nước, chết máy, hỏng động cơ… Đó là những tai nạn rất dễ gặp phải khi lái xe trong thời tiết mưa, bão. Hãy tham khảo vài kinh nghiệm dưới đây để trước tiên là an toàn tính mạng, sau đó là bảo vệ chiếc xe của bạn khỏi những sự cố đáng tiếc.
1. Không đỗ hoặc đi xe dưới cây to
Nếu muốn ngồi chờ mưa ngớt, nên tránh dừng đỗ ở những khu vực có nhiều cây to. Cố gắng tìm những cung đường cao và ít cây to dù có phải đi vòng để tránh dính ngập nước và tình trạng cây đổ, cành rơi.
2. Xem xét khi đi qua vùng ngập nước
Bạn nên xem xét mức nước trước khi đi qua, mức nước an toàn là dưới 25cm và không vượt qua tâm bánh xe, ở trên mức đó bạn không nên liều lĩnh đi qua. Bên cạnh đó, cũng nên chú ý khi có xe chạy cùng chiều và ngược chiều vì có thể xảy ra hiện tượng tạo sóng, làm nước dâng cao hơn và tăng nguy cơ nước tràn vào đường nạp gió, vào lọc gió động cơ.
|
Xem xét khi đi qua vùng bị ngập nước. |
3. Tháo lọc gió
Bạn nên xem xét mức nước trước khi đi qua, mức nước an toàn là dưới 25cm và không vượt qua tâm bánh xe, ở trên mức đó bạn không nên liều lĩnh đi qua. Bên cạnh đó, cũng nên chú ý khi có xe chạy cùng chiều và ngược chiều vì có thể xảy ra hiện tượng tạo sóng, làm nước dâng cao hơn và tăng nguy cơ nước tràn vào đường nạp gió, vào lọc gió động cơ.
Khi quyết định đi qua vùng ngập nước, bạn nên tháo lọc gió động cơ ra để lấy gió trực tiếp từ khoang động cơ vào, thay vì qua đường khí nạp theo xe để tránh cho nước khỏi vào động cơ. Sau khi vượt qua đoạn ngập lụt, bạn có thể lắp lọc gió động cơ trở lại bình thường.
4. Tắt điều hòa và đi số thấp
Nếu để nguyên, xe sẽ tự sang số 2 khiến ga bị yếu, dẫn tới nước tràn vào động cơ thông qua ống pô. Chú ý không nên đạp côn xe số sàn khi qua chỗ ngập để tránh trường hợp chết máy. Khi lái xe trong vùng ngập nước, nên tắt công tắc điều hòa (nút AC), đi số 1, chạy đều ga ở mức độ vừa phải, giữ cho nổ tròn máy, lái từ tốn. Với xe số tự động, chuyển sang chế độ bán tự động và để ở số 1.
5. Ga và phanh
Khi đã đi qua chỗ ngập, bạn cần đi tiếp một đoạn, rà phanh để loại bớt nước trên đĩa. Sau đó xuống kiểm tra lại động cơ, gầm xe. Nên hạn chế đạp thốc ga vì việc tăng ga mạnh sẽ khiến nước tràn qua lưới tản nhiệt, đổ vào ống hút. Ngoài ra, khi tăng ga đột ngột vòng tua máy lên cao, nếu nước vào sẽ dẫn tới hiện tượng thủy kích làm cong tay biên.
6. Đừng cố khởi động lại
Nên tránh mở cửa ngay khi xe bị chết máy mà cần chú ý tới mức nước. Nếu nước cao hơn phần thấp nhất của cửa ra vào, tuyệt đối không được mở cửa, vì sẽ làm nước bên ngoài tràn vào làm hư hỏng các hệ thống điện tử. Trong trường hợp này, cần mở cửa sổ để ra vào xe.Nếu xe bị tắt máy đột ngột giữa vùng ngập, bạn tuyệt đối không tìm cách khởi động lại, nên rút chìa khoá điện, đẩy xe vị trí cao và gọi ngay cứu hộ.
7. Gọi cứu hộ
Luôn mang sẵn theo mình một số điện thoại cứu hộ giao thông khi cần thiết. Khi gọi cứu hộ, tài xế cũng lưu ý nếu xe trang bị số tự động, hệ thống tự động chống trượt, tự động cài cầu, tự động ổn định chống lật, hoặc dẫn động 4 bánh toàn thời gian thì chỉ nên kéo xe bằng xe bàn (4 bánh không quay).
bài viết liên quan
Khuyến cáo mang lại sự an toàn về túi khi xe hơi
Không thắt dây an toàn, túi khí có bung?
Nhiều người lầm tưởng "không thắt dây an toàn, túi khí không bung" trong khi hai hệ thống này ở hầu hết các xe hoạt động độc lập.
|
Để đạt hiệu quả cao nhất triệt tiêu nguy hiểm phát sinh, người ngồi trên xe hơi khi di chuyển phải thắt dây an toàn. |
Túi khi được gọi dưới cái tên "thiết bị an toàn thứ cấp" nhằm nâng cao hiệu quả của dây đai an toàn. Vì vậy xuất hiện suy luận rằng "túi khi sẽ không bung nếu không thắt dây an toàn". Không chỉ tại Việt Nam, tài xế ở các nước trên thế giới cũng đặt ra câu hỏi này.
Trả lời VnExpress, ông Nguyễn Minh Đồng, kỹ sư ôtô từng làm việc tại tập đoàn Volkswagen (Đức), nguyên tắc chung là túi khí sẽ bung ra khi va chạm ở mức cần thiết và đúng hướng, bất luận hành khách có thắt dây an toàn hay không.
"Thông thường, các thí nghiệm va chạm thực hiện trong phòng thí nghiệm với cả hai trường hợp, người ngồi trên xe không thắt dây an toàn và người ngồi trên xe có thắt dây an toàn. Những thí nghiệm này thực hiện nghiêm ngặt, bởi một cơ quan độc lập, như ở Mỹ là cơ quan an toàn giao thông quốc gia để đánh giá độ an toàn của chiếc xe", ông Đồng cho biết thêm.
Cũng theo vị kỹ sư này, nghiên cứu của các hãng xe và thống kê từ nhiều năm trên các tai nạn đã xảy ra đối với các xe có trang bị hệ thống túi khí cho thấy các hành khách có thắt dây an toàn, khi xảy ra va chạm có sự bảo vệ của túi khí thường thương tổn ở mức thấp, xác suất tử vong thấp nhất. Ngược lại các trường hợp không thắt dây an toàn mà chỉ dựa vào sự bảo vệ của túi khí, khi xảy ra tai nạn thường thương tổn nghiêm trọng, tử vong vẫn xảy ra.
Ông cũng đưa ra khuyến cáo hiện nay tại Việt Nam, có nhiều gia đình để trẻ em ngồi ở hàng ghế trước, hoặc đứng ở vị trí ghế phụ, đây là đây là hành vi rất nguy hiểm, và thường bị cấm ở nước ngoài. "Nếu khi xảy ra va chạm, trong trường hợp túi khí phía trước bung, nếu trẻ đứng sát vị trí đặt túi khí sẽ bị sát thương bởi nếu bị kích hoạt, túi khí bung nhanh với tốc độ tương đương khoảng 200 km/h".
|
Khoảng cách an toàn với các vị trí có túi khí được khuyến cáo ở mức trên 20cm. |
Đại diện của bộ phận kỹ thuật nhà phân phối BMW tại Việt Nam cũng cho biết túi khí trên xe BMW sẽ kích hoạt nhanh hơn và bung sớm hơn trong trường hợp không thắt dây an toàn để giảm mức độ nghiêm trọng thấp nhất cho người ngồi trong xe khi đủ điều kiện kích hoạt.
Trong hướng dẫn của các nhà sản xuất cũng thường không đề cập tới việc "không thắt dây an toàn thì túi khí không bung". Các hãng chỉ khuyến cáo "luôn thắt dây an toàn để tăng tính hiệu quả của túi khí".
Toyota còn khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng chiếc Verso rằng: "túi khí sẽ bung ngay cả khi không có người ngồi ở ghế phụ". Một số hãng xe Đức còn đặt chế độ tắt chủ động hoặt tắt tự động (dựa trên cảm biến người ngồi) cho túi khí ghế phụ nhằm giảm chi phí nếu túi khí bung mà không có hành khách.
Theo các chuyên gia Mỹ, hai hệ thống túi khí và dây an toàn hỗ trợ nhau nhưng hoạt động theo nguyên tắc độc lập, chỉ dựa theo các thông số của riêng chúng để bảo vệ hành khách. Tại Mỹ, các hãng được yêu cầu thiết kế túi khí thích hợp với tình huống tài xế không thắt dây an toàn.
Trên thực tế, nhiều hành khách bị thương nặng do không thắt dây an toàn mà túi khí bung ở tốc độ cao. Do va chạm với chính túi khí. Vì vậy, ở một số nước, luật quy định mọi vị trí trên xe phải thắt dây an toàn. Đó là bước bảo vệ đầu tiên dành cho chính hành khách nhằm tăng khả năng bảo vệ.
Nếu hãng nào đó thiết kế theo nguyên tắc "túi khí chỉ bung khi thắt dây an toàn" thì phải nói rõ, khuyến cáo và đặt tình trạng cảnh báo cho người dùng. Trên một vài dòng xe, đèn túi khí sẽ báo "Airbag OFF" nếu không thắt dây an toàn và bật sang ON nếu thắt.
Vì vậy, tài xế nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của từng dòng xe và tuân thủ quy định luôn thắt dây an toàn khi cầm lái.
Trích lục tại vnexpress
Tìm hiểu hệ thống gạt nước của xe ô tô
Tìm hiểu hệ thống gạt nước của xe ô tô
Gạt nước là bộ phận nhỏ nhưng lại hết sức quan trọng đối với xe hơi. Nó có nhiệm vụ loại bỏ nước và bụi bẩn ra khỏi kính chắn gió, giúp người lái có một tầm nhìn tốt hơn khi điều khiển xe. Ngày nay, gạt nước được xem như một tiêu chuẩn không chỉ trên trên tất cả những chiếc xe hơi mà còn được trang bị cho xe lửa, tàu biển và cả máy bay nữa. Vậy thật ra gạt nước có cấu tạo như thế nào? Hoạt động ra sao? Bài viết này sẽ cùng các bạn trả lời cho câu hỏi đó.
"Cẩm nang bảo dưỡng xe ô tô" do Ford Việt Nam phát hành
"Cẩm nang bảo dưỡng xe ô tô" do Ford Việt Nam phát hành
Bảo dưỡng xe ô tô là một việc cực kỳ quan trọng và chúng ta sẽ phải làm việc này rất thường xuyên, có thể là hàng tháng hoặc nhiều hơn. Việc bảo dưỡng định kỳ và bảo dưỡng đúng cách sẽ giúp chiếc xe luôn ở trạng thái tốt nhất và an toàn nhất cho mọi chuyến đi. Bảo dưỡng đầy đủ cũng sẽ giúp tăng tuổi thọ cho chiếc xe và tạo cảm giác thoải mái, tự tin khi đi trên xe.
Xin giới thiệu với các bạn bộ “Cẩm nang bảo dưỡng xe ô tô” do Ford Việt Nam vừa phát hành. Tuy đây là cẩm nang dành cho xe Ford nói riêng, nhưng chắc chắn nó có đầy đủ các thông tin cần thiết và hữu ích có thể áp dụng cho nhiều loại xe ô tô khác mà bất kỳ ai đang sở hữu hay sử dụng xe ô tô cũng phải cần đến. Mời các bạn cùng xem qua.